1. Kiến thức chuyên môn

Hiểu được một Đầu bếp chuyên nghiệp hay Bếp trưởng tài năng thì ngoài các công việc nấu nướng, chế biến món ăn thì bạn còn phải biết cách lên thực đơn, cách chọn nguyên liệu, tính toán chi phí… Chính vì vậy, không những học hỏi nghiệp vụ nghề Bếp mà bạn còn phải học thêm kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác cũng như các kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc.

2. Sự sáng tạo

Hiểu được Ẩm thực thì sự sáng tạo của người Đầu bếp chính là chất xúc tác để “giữ chân” các thực khách. Chính nhờ sự sáng tạo của mà mỗi món ăn có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật và mang đến sự thích thú cho người dùng.

3. Kỹ năng quản lý và tổ chức

Với nhóm kỹ năng này, có thể làm chủ được khu vực Bếp của mình trong cách quản lý và phân phối công việc, nhân viên. Công việc sẽ được sắp xếp khoa học và nhanh gọn phù hợp với tính chất công việc của bếp.

4. Hiểu được các bộ phận và kiến thức về bếp ăn

Nếu bạn nghĩ Đầu bếp là một công việc làm độc lập thì đó hoàn toàn sai lầm. Từ việc thu mua nguyên liệu, sơ chế đến khi món ăn đến với thực khách là sự đóng góp công sức của rất nhiều người cùng tham gia. Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp tốt thì cho dù bạn tài năng đến đâu thì cũng sẽ rất khó để làm tốt công việc.

5. Kỹ năng thực hiện bếp

Thực hiện được kỹ thuật cơ bản để đứng bếp do các Thầy, Cô đứng lớp trực tiếp hướng dẫn và thực hành tại chỗ.

Phân biệt được các khu vực bếp (bếp bánh, bếp hoa, bếp Âu, bếp Á, bếp salad) và nhiệm vụ của từng khu vực.

Chương trình đào tạo được tinh gọn, chọn lọc, với phần lớn thời lượng sinh viên được thực hành tay nghề, trải nghiệm học tập thực tế.

Học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn.

Luyện được tính tỉ mỉ, khéo léo.

Có gu thẩm mỹ, nhanh nhạy với mùi vị, khả năng sáng tạo trang trí món ăn.

Ý thức và định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

6. Cơ hội phát triển và nguồn thu nhập

Tùy vào năng lực bản thân, quy mô nhà hàng, khách sạn, địa điểm kinh doanh mà có sự khác biệt nhất định về mức lương. Mức lương của ngành bếp tương đối cao so với thị trường, nếu có kinh nghiệm và năng lực phấn đấu trở thành bếp trưởng, bếp phó mức thu nhập sẽ rất cao nếu bản thân thật sự tài năng.

7. Vị trí thực tập tốt nghiệp

Được thực tập và làm việc trong môi trường thực tế tại các resort, nhà hàng khách sạn cao cấp do Nhà trường liên kết.

Được gặp gỡ giao lưu, tham gia hội thảo với các đầu bếp chuyên nghiệp học hỏi kinh nghiệm, kiến thức tay nghề.

8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Làm việc ở vị trí bếp trưởng, bếp phó và nhân viên; Đảm nhận được các công việc của bộ phận bếp tại nhà hàng, khách sạn và các bếp ăn tập thể.

Thực hiện giao nhận nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, cắt tỉa trang trí món ăn, chế biến món ăn. Quản lý, sử dụng, các thiết bị thông thường trong phòng bếp.

GV: Trương Nguyễn Thanh Lam

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Khoa Quản trị Kinh doanh – Du lịch – Thời trang

Văn phòng: Phòng 112 – Cơ sở 2 – Trường Cao đẳng Công thương Miền Trung

01 Nguyễn Hữu Thọ, phường 9, Tp Tuy Hòa, Phú Yên

Email: qtkddltt.tic@gmail.com

Facebook: quantrikinhdoanh.mitc

Website: quantrikd.mitc.edu.vn/

Tư vấn chuyên môn:

* Quản trị kinh doanh: 0935701707 (Thầy Thái); 0932525677 (Cô Thủy)

* Kinh doanh thương mại: 0935701707 (Thầy Thái); 0932525677 (Cô Thủy)

* Quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống: 0378008976 (Cô Thúy), 0932525677 (Cô Thủy)

* Quản trị khách sạn: 0378008976 (Cô Thúy); 0973160054(Cô Ngân)

* Kỹ thuật chế biến món ăn: 0888815810 (Cô Thanh Lam)

* Hướng dẫn du lịch: 0987366970 (Thầy Hậu); 0378008976 (Thầy Tiến)

* Chăm sóc sắc đẹp: 0846461168 (Cô Thạch)